Gia công cơ khí là gì và có những phương pháp gia công cơ khí nào

Cập nhật lúc: 2022-12-08 15:44:24 7722

Trong sự phát triển của các ngành công nghiệp và đời sống của con người hiện nay thì cụm từ gia công cơ khí thường xuyên được nhắc đến. Vậy gia công kim khí là gì và có những phương pháp gia công nào? Hãy cùng Top Biên Hòa tìm hiểu về vấn đề này ở bài viết dưới đây nhé.

Gia công cơ khí là gì và có những phương pháp gia công cơ khí nào

Gia công cơ khí là gì

Gia công cơ khí là việc sử dụng các loại thiết bị, máy móc và áp dụng công nghệ và các nguyên lý vật lý để tạo ra các sản phẩm từ những nguyên vật liệu ban đầu. Nhờ vào sự phát triển vượt bậc của các công nghệ hiện đại thì ngành cơ khí hiện nay đang ngày càng đạt độ chính xác cao và hiệu suất rất tốt.

Gia công cơ khí là gì

Nghành gia công kim khí giúp ích rất nhiều trong sự phát triển của đời sống xã hội và các ngành công nghiệp hiện nay. Vì vậy mà ngành hiện đang được chính phủ và nhà nước chú trọng đầu tư và phát triển. Thông thường các loại nguyên vật liệu thường dùng trong gia công để tạo ra những sản phẩm, vật dụng, đồ trang trí, chi tiết máy móc,... đều là sắt, thép, gang, inox, nhôm, đồng,...

Có những phương pháp gia công cơ khí nào hiện nay

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các phương pháp gia công cơ khí khác nhau với nhiều cách để phân loại những phương pháp gia công này. Nhưng phổ biến nhất vẫn là cách chia 2 phương pháp chính đó là gia công phôi và gia công không phôi. Mỗi phương pháp đều có những đặc tính riêng và phù hớp với tùy từng loại sản phẩm.

Có những phương pháp gia công cơ khí nào hiện nay

Gia công cơ khí có phôi

Phương pháp gia công này sử dụng nhiều loại máy móc và các thiết bị trong quá trình gia công và phương pháp này cũng sẽ có một lượng lớn kim loại thải ra. Thông thường các hình thức gia công của phương pháp này là tiện, mài, khoét, bào, phay,...

Gia công cơ khí có phôi

Từ những phôi có sẵn được áp dụng các phương pháp gia công trên thì phương pháp gia công này sẽ giúp tạo ra những sản phẩm có độ chính xác cao. Bởi phương pháp gia công cơ khí phôi. thường được áp dụng cho các sản phẩm yêu cầu đến hình dáng, kích thước, độ nhẵn và độ chính xác cao.

Gia công cơ khí không phôi

Gia công cơ khí không phôi còn được gọi với cái tên khác là gia công cơ khí đột dập, gia công cơ nóng, gia công áp lực,... Đây là quá trình gia công kim loại mà vẫn giữ nguyên được khối kim nguyên vật liệu và không có kim loại thải ra. Các hình thức gia công của đơn vị này bao gồm đúc, rèn, kéo, ép , dập nóng, dập nguội, cán, hàn,...

Gia công cơ khí không phôi

Gia công không phôi thường được áp dụng cho các sản phẩm không yêu cầu độ chính xác và tinh xảo cao. Sản phẩm này giúp tạo ra được gọi là khởi phẩm với độ tinh xảo và chính xác cao. Nhằm tạo ra những sản phẩm với độ tinh xảo thấp. Để tăng thêm độ chính xác và nhẵn mịn, khởi phẩm sẽ được người thợ cơ khí áp dụng thêm các phương pháp gia công khác như cắt laser, khoan, bào, chuốt,...

Quy trình gia công cơ khí

  • Bước 1: Tiến hành thiết kế và tạo bản vẽ, bản thiết kế cơ khí. Từ những yêu cầu của khách hàng mà các kỹ sư cơ khí sẽ nghiên cứu và tạo ra những bản vẽ thiết kế một cách chi tiết.
  • Bước 2: Xác nhận hình thức gia công phù hợp. Các kỹ sư cơ khí cần phải đem xác định và nhận dạnng và xem xét nên dùng phương pháp nào trong 3 phương pháp chính là sản xuất đơn chiếc, sản hàng loạt và sản xuất hàng khối.
  • Bước 3: Lựa chọn phôi, các phương pháp chế tạo phôi. và việc lựa chọn phôi sẽ liên quan đến các yêu cầu kỹ thuật và tính kinh tế của sản phẩm. Sau khi lựa chọn môt loại phôi hợp lý, các kỹ sư cần tính toán các phương pháp chế tạo phù hợp với loại phôi đã chọn.
  • Bước 4: Xác định thứ tự các nguyên công, các bước, các phương pháp chế tạo. Bước làm này sẽ giúp tạo quá trình gia công được diễn ra một cách hoàn hảo và đảm bảo về chất lượng của sản phẩm.
  •  Bước 5: Chọn lựa các thiết bị cho nguyên công. Việc này sẽ có những ảnh hưởng to lớn đến chất lượng, năng xuất và giá thành của sản phẩm trước khi người thợ tiến tới các bước gia công cơ khí cụ thể.
  •  Bước 6: Xác định số lượng dư thừa đối với nguyên công. Các kỹ sư sẽ lập ra nhiều các phương án gia công để tiến hành và so sánh cũng như tìm ra phương pháp hiệu quả nhất và hợp lý nhất.
  •  Bước 7: Chọn lựa dụng cụ để thực hiện gia công, đo đạc. Để đạt hiệu quả gia công tốt nhất, các kỹ sư cơ khĩ sẽ cần chọn ra những dụng cụ cần thiết để dùng trong quá trình gia công.
  •  Bước 8: Xác định chế độ và các bước gia công kim khí. Ở bước này, người kỹ sữ sẽ lựa chọn chế độ gia công sao cho phù hợp với nguyên liệu cũng như xác định các bước gia công để cần thực hiện.
  •  Bước 9: Chọn đồ gá, thiết kế đồ gá cho các nguyên công. Các kỹ sư sẽ tiến hành lựa chọn đồ gá hoặc thiết kế chi tiết đồ gá sao cho phù hợp với những nguyên liệu cần sử dụng.
  •  Bước 10: Xác định bậc thơ cho các nguyên công.
  •  Bước 11: Tiến hành gia công trên các loại máy móc và công cụ.
  •  Bước 12: Kiểm tra chất lượng của sản phẩm gia công có đạt chất lượng hay không.

Vậy bên trên là những kiến thức về gia công cơ khí và các phương pháp gia công đang có hiện nay, mà Top Biên Hòa gửi đến các độc giả của chúng tôi. Nếu các bạn có vẫn đang quan tâm về những kiến thức của ngành cơ khí thì hãy tham khảo ngay những bài viết khác của chúng tôi nhé. 


Có thể bạn quan tâm

Đối tác